1) Tuyệt đối không cho thêm đường vào bữa ăn của bé. Nếu đồ ăn làm sẵn có đường, thì đường không nên là 1 trong 3 thành phần nhiều nhất của món đó...
2) Không cho bé uống đồ uống có cafein
3) Natri trong đồ ăn của bé không nên vượt quá 120mg trên 100g cân nặng của bé.
4) Nước ép trái cây không cần thiết. Cho bé ăn trái cây và uống nước lọc sẽ tốt hơn. Nước trái cây là nguồn vitamin tốt nhưng hạn chế là chúng có rất ít chất sơ và có nhiều năng lượng và làm cho bé chán ăn những đồ ăn khác.
5) Không nên cho bé ăn khoai tây chiên đóng gói. Chúng thường có nhiều muối và chất béo, chỉ nên cho bé ăn vào tiệc tùng gì đó đặc biệt. Có nhiều loại khoai tây tốt cho sức khỏe hơn như khoai tây chiên tự làm tại nhà với dầu olive, vừa ngon vừa tốt cho bé.
6) Trái cây thanh hoặc trái cây khô cán mỏng có nhiều đường. Những món hấp dẫn này có nhiều trái cây nhưng cũng có rất nhiều đường, ít chất sơ và dễ dính vào răng bé (dễ gây sâu răng). Do đó, ta nên tránh cho bé ăn những món này.
7) Rửa trái cây và rau quả trước khi cho bé ăn để tránh các chất có hại
Trông chừng bé khi ăn để giảm thiểu rủi ro bé bị ngẹn.
9) Bé kén ăn nên được cho ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe ngay cả khi bé liên tục từ chối thức ăn đó. Hãy thử lừa bé bằng cách bào, nghiền hay xay nhuyễn rau vào các loại thức ăn như bánh kem, bánh nướng, mỳ ống và lựa chọn những loại đồ ăn có sẵn rau bên trong như bánh bao rau, bánh cà rốt.
10) Hãy để ý khi sử dụng những món ăn nhẹ như mật ong, mứt và các loại khác khác vì chúng có thể hạn chế dinh dưỡng của bữa ăn. Những loại đồ ăn có nhiều năng lượng như bánh quy, khoai chiên, các loại kẹo thanh, kẹo mút, sữa pha mùi, bánh và bánh nướng có thể có tác động xấu lên chế độ dinh dưỡng của bé cũng như làm bé chán ăn những bữa chính vì đã nạp vào quá nhiều năng lượng ở các món trên.