• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

Dạy bé kĩ năng thoát hiểm khi phát hiện mình bị bỏ quên trên ô tô

Bên cạnh việc trang bị cho trẻ những kĩ năng an toàn khi đi xe ô tô, một việc quan trọng không kém là bố mẹ nên dạy trẻ những kĩ năng thoát hiểm sau trong tình huống xấu đó là bị bỏ quên một mình trên xe buýt, trên ô tô cá nhân:

Giữ bình tĩnh: Việc trước tiên cần dạy trẻ nếu chẳng may bị bỏ quên một mình trên xe ô tô đó là phải thật bình tĩnh. Giữ bình tĩnh sẽ giúp trẻ không hoảng loạn và tìm được cách thoát thân. Trong trường hợp chưa có cách thoát nạn, bình tĩnh sẽ giúp trẻ chờ đợi khi có người đến mở cửa xe cứu thoát để đưa ra ngoài.

- Thử mở các cửa ô tô: Khi chẳng may bị bỏ quên một mình trên xe ô tô, hãy dạy trẻ thử mở các cửa chính và cửa sổ của xe xem có được không. Biết đâu may mắn có một cánh cửa xe chưa được đóng kín hoàn toàn thì cơ hội thoát thân cho trẻ đơn giản hơn nhiều.

Các xe ô tô đều thiết kế luôn có lẫy mở khoá cửa từ bên trong tại mỗi cửa lên xuống. Hãy bớt chút thời gian, dạy con cách bật lẫy này để mở cửa trong trường hợp khẩn cấp.

- Liên lạc với mọi người ở bên ngoài: Với trẻ đã đến tuổi đến trường (khoảng từ 6 tuổi trở lên), trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị hay với trẻ lớn hơn là một chiếc điện thoại để liên lạc trong trường hợp cấp bách vô cùng cần thiết. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách gọi điện với bố mẹ, giáo viên hoặc cảnh sát, cứu thương khi có sự cố xảy ra là bị nhốt trong xe ô tô một mình.

-  Bấm còi xe. Có một số loại xe ô tô khi đã tắt máy nhưng bấm còi vẫn phát ra âm thanh, vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con bấm còi xe để thu hút sự chú ý từ người xung quanh.

Tuy nhiên, bất cứ xe ô tô nào cũng có rất nhiều công tắc và nút điều khiển, vì vậy việc nhận ra vị trí còi xe không hề đơn giản với trẻ. Đa phần còi xe được lắp đặt giữa vô lăng của xe. Bố mẹ có thể giúp trẻ nhận ra vị trí còi xe thông qua hình ảnh, clip hoặc chỉ dẫn trực tiếp khi trẻ đi ô tô cùng bố mẹ.

- Bấm đèn Hazard (đèn cảnh báo nguy hiểm): Tương tự còi xe, đèn Hazard được thiết kế nguồn điện riêng để nó lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Hãy chỉ cho con nút bấm đèn Hazard với kí hiệu hình tam giác trên tablo buồng lái. Bấm nó để gây sự chú ý, kết hợp với bấm còi.

- Đập mạnh vào cửa: Với trẻ nhỏ không có điện thoại cá nhân hoặc đồng hồ định vị, việc trẻ cần làm lúc này là dùng hết sức hoặc bất cứ vật gì nặng trên xe đập cửa thật mạnh, hét thật to để người bên ngoài biết tìm cách giải cứu. Các vật nặng có thể kể đến như hộp bút, cặp sách, ô hay vật bằng kim loại như khóa dây an toàn, chìa khóa... dùng chúng đập mạnh vào cửa xe sẽ có tác dụng phát ra âm thanh thu hút sự chú ý bên ngoài. Ngoài các đồ vật trên, trẻ có thể tác động vào cửa xe bằng chân, vai bằng lực mạnh.

Bài viết liên quan
Kỹ năng : Phòng chống nạn bắt cóc trẻ em

Hành vi Bắt cóc trẻ em đang diễn biến khó lường với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất liều lĩnh, táo tợn. Hành vi bắt cóc có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào và với trẻ ở mọi lứa tuổi.


HOẠT ĐỘNG : DẠY KỸ NĂNG

HOẠT ĐỘNG : DẠY KỸ NĂNG

ĐỀ TÀI : GẤP QUẦN ÁO

LỚP : BÉ 1

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG


HỘI THI KỸ NĂNG CỦA KHỐI NHÀ TRẺ

Đối với nhóm trẻ 18-24 tháng tuổi và nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi, việc tự đeo yếm khi ăn và tự mang giày khi đi dạo được thực hiện thường xuyên tại lớp. Tuy nhiên việc rèn cho các con có khả năng tự phục vụ mà không cần sự hỗ trợ của cô giáo cũng là một điều các cô chú ý mỗi ngày.


BÉ THAM QUAN ĐÌNH LÀNG HẢI CHÂU

Thật là thích khi được đi ra ngoài tham quan Đình Làng Hải Châu nhân kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Mồng 10 tháng 3 âm lịch.


BÉ LÀM BÁNH TRUNG CÙNG CÔ GIÁO

Rộn ràng mùa trung thu, các con được múa hát, làm lồng đèn trung thu và ý nghĩa hơn nữa là đuọc trải nghiệm cùng cô giáo bạn bè ngồi quây quần bên nhau làm những chiếc bánh trung thu xinh xắn.