• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

Làm thế nào để dạy con kỹ năng lắng nghe?

1. Khi nói chuyện với con, hãy nhìn vào con để con thấy rằng bạn tập trung

Nhắc lại những gì cho vừa nói để đảm bảo với con rằng bạn hiểu những gì con đang chia sẻ. Thông qua đó, trẻ sẽ biết được rằng việc được thấu hiểu quan trọng như thế nào và con cũng sẽ hành động như vậy với người khác

2. Yêu cầu con lặp lại hoặc hành động theo những gì bạn vừa nói.

Ví dụ bạn đưa ra một chuỗi mệnh lệnh và hãy yêu cầu con hoàn thành hết chúng. Điều này sẽ tạo cho con cơ hội để luyện tập xử lý thông tin từ người khác và đảm bảo rằng con đang lắng nghe bạn nói gì.

3. Trò chuyện thật nhiều với con về những sở thích của con.

Điều này tạo cơ hội để con luyện tập những cuộc hội thoại mang tính nghiêm túc, chia sẻ về cả nghe và nói. Con sẽ nhận thấy việc được lắng nghe những suy nghĩ của bản thân thật ý nghĩa và con sẽ áp dụng điều này với các mối quan hệ của mình.

4. Rèn luyện thông qua các trò chơi

Bạn có thể luyện tập kỹ năng lắng nghe cho con bằng việc đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho những trò chơi và cùng con tham gia. Cố gắng đưa ra những chỉ dẫn mang tính vui nhộn, hài hước để tạo cảm hứng cho con làm theo như cùng làm con vịt, còn xoay tròn… và dần dần đi đến những trò chơi mang tính trí óc hơn như xếp hình hay rubic…

5. Đọc truyện cho con

Yêu cầu con dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này đòi hỏi con cần nghe các chi tiết để đưa ra một dự đoán hợp lý. Sau khi đọc xong câu chuyện, nên yêu cầu trẻ tự kể lại câu chuyện bằng lời của chính mình. Điều này còn giúp cho trẻ nghe và  hiểu ý nghĩa của các từ mới

6. Cùng tham gia kể một câu chuyện

Cả nhà có thể lựa thời gian thích hợp, ngồi cùng nhau và chọn một câu chuyện quen thuộc, kể chuyện theo thứ tự lần lượt, mỗi người một câu. Điều này buộc người tham gia phải chú ý lắng nghe diễn trình câu chuyện để tiếp tục kể một cách chính xác. Đây cũng là một cách giúp trẻ tập trung hơn.

Cha mẹ thực sự cần biết về tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe. Nó giúp trẻ biết cảm thông, biết học hỏi, tiếp thu và rút kinh nghiệm. Kỹ năng này luôn cần trong tiến trình phát triển của trẻ, thậm chí là mãi mãi. Hi vọng với những phương pháp trên, cha mẹ có thể giúp con mình trở thành một nhà lãnh đạo tương lai không chỉ giỏi về kiến thức mà còn biết lắng nghe và chia sẻ.

Nguồn: http://giaoducmamnon.net

Bài viết liên quan
XỬ LÝ ĂN VẠ NƠI CÔNG CỘNG

Nếu bạn đang làm bố mẹ của một cô/cậu bé 2-3 tuổi, tôi tin chắc rằng bạn đã từng ít nhất 1 lần (nếu không nói là 1 lần/tuần) trở thành “nạn nhân" của một vụ ăn vạ giữa chốn đông người.


KHÔNG KHÍ ĐÓN TẾT GIÁP THÌN 2024 TẠI CÁC NHÓM LỚP

Không khí chuẩn bị đón tết rộn ràng quá. Tại các nhóm lớp đã tổ chức rất nhiều hoạt động nghệ thuật, các sản phẩm được làm ra từ các nguyên vật liệu thật nhiều sáng tạo để cùng đón tết thật vui. 

Ngoài đường đông vui tràn ngập bao tiếng ca, xuân năm nay đã đến rồi các bạn ơi

Người người bên nhau tạm biệt năm cũ qua xuân yên vui về khắp bên mọi nhà

Xuân năm nay đến, bao nhiêu câu chúc, chúc gia đình nhà nhà luôn hạnh phúc

Hoa mai đua sắc cùng rạo rực đón xuân hy vọng một năm mới luôn bình an

 



KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2024-2025

Nhằm thực tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện chủ đề năm học “Kỷ cương, tình thương trách nhiệm, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ”. Trong năm học 2024-2025, bộ phận chuyên môn của nhà trường đã lập kế hoạch công tác giáo dục, đề ra các mục tiêu cụ thể, bám sát thực hiện trong quá trình một năm học, đánh giá kết quả thực hiện vào cuối năm học, để hướng tới sự chăm sóc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, đáp ứng được nhu cầu và sự tin tưởng của Quý phụ huynh dành cho nhà trường.


Các giáo viên tham gia Bồi dưỡng chuyên môn về phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật

Hằng năm, các giáo viên được tham gia các lớp Tập huấn của Phòng GD, Sở GD về nội dung Phát hiện sớm và can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật. Giáo viên trao đổi, thảo luận, học tập để nâng cao sự hiểu biết về tâm sinh lý của trẻ chậm phát triển một lĩnh vực nào đó, sau đó phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển từng ngày, hoà nhập cùng với các bạn trên lớp, tham gia các hoạt động ở trường, chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.


Thực hiện CV số 497/PGDĐT V/v tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các video chủ đề về An toàn giao thông

Thực hiện CV số 497/PGDĐT V/v tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các video chủ đề về An toàn giao thông. Nhà trường đã thông tin đến từng nhóm lớp, đến phụ huynh của các nhóm lớp, để GV và phụ huynh mở cho trẻ xem tại nhà và tại lớp học. Giáo viên lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các hoạt động học, hoạt động vui chơi của trẻ, đồng thời giáo dục các kỹ năng cho các con thông qua thực hành và tổ chức giáo dục kỹ năng vào Hoạt động chào cờ đầu tuần.