Cho trẻ tập nhai trong giai đoạn ăn dặm
Thông thường, các bé được 6 tháng tuổi đã được mẹ cho ăn dặm thêm các bữa phụ. Vì vậy, các mẹ nên cho bé ăn bột loãng, rồi chuyển dần sang bột đặc.
Khi bé được 9 tháng, mẹ cho bé chuyển dần sang ăn cháo, nhưng phải nấu nhừ. Nếu xay thì đừng xay quá nhuyễn. Còn rau, củ, thịt… thì cắt nhỏ là được. Đây là những cách chế biến giúp trẻ tập nhai rất tốt.
Đến khi trẻ được 12 tháng tuổi, song song với việc cho bé ăn cháo đặc, mẹ có thể tập dần cho bé ăn vài muỗng cơm trước bữa cháo. Các loại thức ăn như rau, cá, thịt, trứng… có thể cho bé tập nhai và làm quen dần.
Cho trẻ ăn cơm trong không khí vui vẻ
Đừng đổi đột ngột từ cháo sang cơm, mà hãy chuyển dần dần từ từ (1-2 muỗng cơm) sang cháo đặc. Càng về sau, mẹ càng tăng dần lượng cơm lên một chút và bớt lượng cháo lại.
Nên cho trẻ ăn cơm khi trẻ còn đói, cùng với ít thức ăn băm nhỏ. Hoặc cho bé ăn sớm hơn với cơm và nước canh.
Bên cạnh đó, nên chọn cho bé loại bát nhựa tốt, hình thù ngộ nghĩnh để bé có hứng thú với bữa ăn hơn. Không những vậy, bạn cũng nên cho bé tự múc ăn, để rèn tính tự lập. Nếu trẻ lỡ tay làm rơi chén, thì các bậc phụ huynh không nên nóng giận, la mắng bé. Thay vào đó, bạn nên nhẹ nhàng, ân cần và dạy trẻ thói quen cẩn thận hơn những lần sau.
Tạo sự thích thú cho trẻ trong các bữa ăn
Để tạo sự đa dạng cho thực đơn ăn dặm của bé 12 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất. Trong đó, bạn cần chế biến ít nhất cho trẻ được 2 món (mặn và canh).
Lưu ý: phải nấu thức ăn chín, kỹ, mềm. Những loại thịt như heo, bò, gà… thì phảm băm nhỏ ra.
Nên cho trẻ ăn đủ chất và cân bằng khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày để trẻ quen dần. Đồng thời, sau bữa chính, nên cho bé ăn tráng miệng bằng hoa quả chín, để kích thích bé tập nhai tốt hơn.
Như vậy, cho trẻ 12 tháng tuổi tập ăn cơm là một hành trình khó khăn, phải tập từng bước một. Vì vậy, bạn phải kiên trì và cân bằng chế độ dinh dưỡng trong thời gian dài mới mong đạt được hiệu quả tốt, trẻ tự xúc ăn cơm ngon lành mãi mãi về sau.
Nguồn giaoducmamnon.net