• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

11 THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG GIÚP LÀM DỊU CÁC TRIỆU CHỨNG COVID-19

Khi không may bị nhiễm COVID-19, việc ăn uống đầy đủ giúp cung cấp dinh dưỡng để bệnh nhân tăng cường sức khỏe là rất cần thiết.

Khi nói đến việc ngăn ngừa nhiễm COVID-19, việc tiêm vaccine và các biện pháp sức khỏe khác như tuân thủ 5K vẫn là yếu tố quan trọng. Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện tại được kỳ vọng sẽ bảo vệ khỏi bệnh nặng và phải nhập viện. 

Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm trùng đột phá COVID-19 (có nghĩa là những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine nhưng vẫn mắc bệnh) vẫn có khả năng xảy ra.

Triệu chứng chính của nhiễm COVID-19 có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, ho, mệt mỏi, đau cơ bắp hoặc đau nhức mình mẩy, nhức đầu, đau họng, tiêu chảy, tắc nghẽn hô hấp, khó thở, mất vị giác hoặc khứu giác. 

Nếu bạn có các triệu chứng của trường hợp COVID-19 nghiêm trọng, bao gồm: môi hơi tím tái (dấu hiệu thiếu oxy trong máu), khó thở hoặc tức ngực - hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đối với những trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ hơn mà bạn có thể tự phục hồi tại nhà, nhiều loại thực phẩm có sẵn trong gian bếp của bạn có thể giúp giảm nhẹ các khó chịu do COVID-19 gây ra.

Nói chung, một số nghiên cứu cho thấy rằng, thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn phục hồi nhanh sau mắc các bệnh như COVID-19, cùng với chế độ dinh dưỡng mà nhóm chăm sóc sức khỏe đặc biệt của bạn đã chỉ định.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn chống lại COVID-19 và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

1. Súp gà

Súp gà là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ chế biến

TS. Julie Miller Jones - Giáo sư danh dự về dinh dưỡng tại Đại học St Catherine (bang Minnesota, Hoa Kỳ) cho biết: Súp gà là món ăn bổ dưỡng dành cho người ốm để nhanh hồi phục. Hơn hẳn các loại đồ ăn khác chế biến từ gà, món súp này có tác dụng làm tăng lưu lượng chất nhầy và loại bỏ virus.

"Điều này có thể là do một loại axit amin nhất định, được gọi là cysteine có trong súp gà có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của chất nhầy, và chúng tôi thấy điều này đặc biệt là trong các phiên bản tự làm," TS. Jones cho biết.

2. Khoai tây

Không chỉ là nguồn thực phẩm tươi ngon, khoai tây còn cung cấp các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho người bệnh COVID-19

Hãy thêm khoai tây vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, loại củ giàu tinh bột này có thể giúp điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng, nhờ vào lượng kali lớn của chúng. Cân bằng chất lỏng là rất quan trọng khi bạn đang chiến đấu với COVID-19 vì đây là một căn bệnh về đường hô hấp và tình trạng mất nước có thể làm đặc dịch tiết đường hô hấp và khiến chúng khó đào thải khỏi phổi của bạn.

3. Kem que không đường từ nước trái cây

Món kem làm từ nước ép trái cây nguyên chất giúp ích cho chức năng của hệ thống miễn dịch

Eric Ascher, bác sĩ y học gia đình tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York cho biết, những món ăn đông lạnh này có thể cung cấp nước và một số dinh dưỡng, cũng như làm dịu cơn đau họng nếu đó là một trong những triệu chứng COVID-19 của bạn. Ông giải thích: "Giữ mức độ hydrat hóa cao sẽ giúp ích cho chức năng của hệ thống miễn dịch".

Theo một báo cáo về tình trạng mất nước và COVID-19, Hiệp hội Nhiễm trùng Chăm sóc sức khỏe lưu ý rằng quá trình hydrat hóa và nhiễm trùng hoạt động theo một chu kỳ luẩn quẩn: Không có đủ chất lỏng dẫn đến nhiễm trùng, sau đó làm tăng tốc độ mất chất lỏng của bạn. Báo cáo cho biết thêm rằng sự thiếu hụt chất lỏng dường như phát triển chậm trong COVID-19, vì vậy hãy đảm bảo duy trì mức độ hydrat hóa cao ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.

4. Nước dừa

Nước dừa bổ sung chất điện giải giúp bệnh nhân COVID-19 đối phó với tiêu chảy

Chất điện giải là những khoáng chất như kali, natri và canxi mà cơ thể bạn cần để phát triển. Khi bạn bị tiêu chảy, cơ thể thải ra rất nhiều chất điện giải cần được thay thế để bạn có thể chữa lành và không cảm thấy yếu ớt. Thông thường, khi bị mất chất điện giải mọi người thường tìm đến đồ uống thể thao để nhanh chóng bổ sung. Nhưng nước dừa tốt hơn vì đó là một cách tuyệt vời để cung cấp nước bằng các chất điện giải tự nhiên và không có đường. Để tránh tiêu thụ thêm đường, có thể cản trở khả năng miễn dịch, hãy chọn nước dừa không đường.

5. Yến mạch, bỏng ngô và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác

Bỏng ngô là món ăn vặt lành mạnh nếu bạn ăn đúng cách

COVID-19 gây ra chứng viêm trong cơ thể giống như bất kỳ loại virus nào. Vì vậy, khi bạn bị nhiễm COVID-19, nên tăng cường các loại thực phẩm có đặc tính kháng viêm. Một nhóm thực phẩm dễ tiếp cận có thể cho phép bạn gặt hái những lợi ích: ngũ cốc nguyên hạt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ăn ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm các dấu hiệu viêm. Yến mạch, bỏng ngô, gạo lứt, bánh mỳ nguyên cám,... là những thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt dễ kiếm và dễ chế biến.

6. Ăn nhiều trái cây và rau

Người bệnh COVID-19 nên ăn nhiều rau tươi và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày

Ăn các sản phẩm giàu vitamin tự nhiên rất quan trọng đối với sức khỏe bất kể bạn đã tiếp xúc với loại SARS-CoV-2 hay chưa. Những thực phẩm chống viêm này có những lợi ích đầy hứa hẹn trong việc đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn. Chế độ ăn uống dựa trên thực vật (chẳng hạn như chế độ ăn chay hoặc thuần chay) không chỉ giảm nguy cơ phát triển COVID-19 mà còn giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đối với những người đã nhiễm virus. 

Bạn đã biết khoai tây có lợi, nhưng hãy thử những lựa chọn khác, chẳng hạn như dưa hấu, dâu tây, dưa chuột và rau diếp, chúng có thể tốt cho cơ thể bạn nhờ hàm lượng nước cao và các vitamin cần thiết.

7. Thức ăn mềm như nước sốt táo và sinh tố

Nước sốt táo hoặc sinh tố với các loại rau có đặc tính chống viêm

Nếu đau bụng là một trong những triệu chứng của bạn, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn thực phẩm chống viêm ở dạng dễ tiêu hóa, chẳng hạn như nước sốt táo hoặc sinh tố. Cân nhắc thêm một số loại trái cây và rau củ giàu vitamin K như bông cải xanh, cải xoăn, rau bó xôi, rau diếp cá và cải thìa đều có tác dụng chống viêm vào thức ăn.

8. Protein dựa trên thực vật

Tăng cường protein dựa trên thực vật như quả hạch, nấm, bơ hạt,...

Như đã đề cập, chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giúp phục hồi COVID-19. Trong kế hoạch ăn uống của bạn, hãy đảm bảo cung cấp protein từ các nguồn như quả hạch, nấm và bơ hạt.

Ăn nhiều thực phẩm giàu protein là điều quan trọng để giữ cho khối lượng cơ bắp nguyên vẹn trong thời gian mà bạn có khả năng cắt giảm các hoạt động thể chất. Ngoài ra, COVID-19 là một trạng thái siêu trao đổi chất, có nghĩa là cơ thể bạn đang đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn để tăng tốc độ phục hồi và nếu bạn không cung cấp đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến mệt mỏi hơn.

Thông thường, những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thường giảm mức tiêu thụ dinh dưỡng do khó thở hoặc chán ăn. Nếu bạn đang đấu tranh để duy trì cảm giác thèm ăn bình thường trong thời gian chẩn đoán COVID-19, hãy tập trung vào protein. Protein động vật cũng là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Development in Nutrion cho thấy rằng protein có nguồn gốc thực vật có thể là tác nhân tiêu viêm tốt hơn so với protein động vật.

9. Cá béo

Cá giàu chất béo có thể giúp giảm viêm nhiễm do COVID-19

Các nguồn axit béo omega-3 bao gồm các loại cá béo như cá hồi, cá tuyết và cá mòi có thể giúp giảm viêm nhiễm do COVID-19, theo một đánh giá nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhiễm trùng & Hóa trị.

Các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng các axit béo omega-3 đã được chứng minh qua nghiên cứu trước đây để được kết hợp khắp cơ thể vào một lớp nhất định của màng tế bào của bạn. Họ lưu ý rằng quá trình này có thể giúp giảm thiểu chứng viêm và có thể có tác dụng kháng virus. Điều đó nói rằng, nhiều nghiên cứu hơn về omega-3 và COVID-19 là cần thiết.

10. Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp cung cấp protein và men vi sinh giúp giảm các triệu chứng của COVID-19

Sữa chua Hy Lạp là một nguồn cung cấp protein điển hình: 1 cốc sữa chua Hy Lạp cung cấp một lượng lớn protein - lên tới 14g.

Sữa chua Hy Lạp cũng là một loại thực phẩm lên men, nó có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng hoặc thời gian điều trị của đợt COVID-19.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng thực phẩm lên men và men vi sinh có thể cung cấp vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, có tác động trực tiếp đến khả năng miễn dịch cũng như chức năng phổi.

11. Trà mật ong ấm

Nhấp một ngụm trà ấm với mật ong để giúp làm dịu cơn đau họng

Giống như súp gà, trà ấm có thể giúp phá vỡ chất nhầy và làm cho nó bị đẩy ra khỏi cơ thể, đồng thời mang theo một ít virus, Tiến sĩ Ascher nói. Thay vì đường, hãy thêm mật ong vào trà của bạn. Một cốc trà ấm với mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ của bạn khi bạn mắc COVID-19, và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp cải thiện phản ứng miễn dịch.

Về tác dụng kháng khuẩn của mật ong, nhiều nghiên cứu trước đây đã lưu ý rằng mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Một đánh giá nghiên cứu được công bố trên tạp chí Heliyon đưa ra giả thuyết rằng khả năng giảm viêm cấp tính, giống như được thấy với COVID-19, có thể dẫn đến phản ứng nâng cao miễn dịch của cơ thể.

Những điều cần tránh khi điều trị COVID-19 tại nhà

David Cutler, bác sĩ y học gia đình tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California cho biết: Các loại thuốc hiện có để điều trị các triệu chứng của COVID-19 có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn nếu sử dụng không đúng cách và đúng thời điểm. Vì vậy, với những bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ tự điều trị tại nhà cần tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn của y tế. Không được tự ý dùng thuốc chống viêm, kháng sinh hay bất cứ toa thuốc của bệnh nhân khác.

Điều quan trọng là cần tránh những thực phẩm thúc đẩy viêm như đồ ngọt, đồ chiên rán, đồ uống có đường, thực phẩm qua chế biến và thực phẩm chứa nhiều natri.

Và một lần nữa, hãy biết rằng không một loại thực phẩm nào có thể làm biến mất COVID-19, cũng như không có một phương pháp ăn kiêng duy nhất nào. Hãy theo dõi các triệu chứng của bạn, và nếu bạn có các dấu hiệu như khó thở, tức ngực dai dẳng hoặc đau, hãy yêu cầu sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.

 Nguồn https://suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan
Cách nấu cháo cho trẻ 12-24 tháng

Trong thời gian giãn cách xã hội trường mầm non 30.4 xin chia sẻ đến các quý phụ huynh một số kiến thức và kinh nghiệm trong việc chế biến và nấu các bữa ăn cho trẻ tại nhà.

 


DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ SỐT CAO

Mời các bố mẹ cùng xem cách chế biến món ăn cho trẻ bị ‘“sốt cao “do anh “Nguyễn Đức Thắng “nhân viên tổ dinh dưỡng trường mầm non Hoa Sen hướng dẫn nhé!


BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ CHẬM LỚN ĂN NGON VÀ TĂNG CÂN ĐÚNG CHUẨN

Chế độ ăn uống không hợp lý, trong đó thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng phổ biến, nếu để kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn… Vậy cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để giúp trẻ ăn ngon và tăng cân đúng chuẩn?


DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Trẻ mắc Covid-19 phải tăng cường thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu đạm, hạn chế đồ ngọt và mặn, uống nhiều nước, đặc biệt nước trái cây tươi.

Theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 tại nhà, của Bộ Y tế, người bệnh Covid-19 thường bị mất vị giác hoặc khứu giác, giảm khả năng ăn uống. Do vậy, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh suy dinh dưỡng.

 


CHẾ ĐỘ ĂN TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ TRONG DỊCH COVID-19

Dịch COVID-19 có diễn biễn phức tạp, nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ băn khoăn về chế độ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch giúp bé khỏe mạnh. Vậy nên cho bé ăn gì, ăn như thế nào... dưới đây là những gợi ý để bạn đọc tham khảo.

 Hệ miễn dịch chỉ hoạt động tốt khi cơ thể khỏe mạnh, tạo đầy đủ kháng thể chống bệnh. Do đó, chế độ ăn phòng bệnh chính là chế độ ăn lành mạnh cho cơ thể, kèm với môi trường sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí, tránh gây căng thẳng cho trẻ.





THỰC ĐƠN THÁNG 10-2022

Nhà trường giới thiệu thực đơn tháng 10/2022 cho bố mẹ xem, Bố mẹ hãy tham khảo các bữa ăn của các con ở trường để có sự phối hợp hỗ trợ cho các con lúc ở nhà để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong một ngày.


THỰC ĐƠN THÁNG 9/2024

Dinh dưỡng cho bé