• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

10 Dị vật gây nghẹt đường thở phổ biến: Nguy hiểm từ những… điều quen thuộc

Một số nguyên nhân gây hóc, sặc dị vật đường thở của trẻ phổ biến như: trẻ vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn. Ở tuổi này, trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn, đây là thời kỳ hành vi tay – miệng.

Trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay. Dựa trên số liệu nhiều năm tại bệnh viện, các bác sĩ đã cảnh báo về 10 nguy cơ dị vật gây nghẹt thở do hóc sặc ở trẻ em như sau:

Thực phẩm tròn nguyên hạt, chưa cắt

Dị vật nguồn gốc thực vật xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, chiếm 47% các trường hợp. Trong đó hạt lạc là một trong những mối nguy hiểm gây nghẹt thở hàng đầu. Đây là thức ăn phổ biến, hình dạng tròn, kích thước nhỏ, có độ trơn. Ngay cả những hạt thực vật khác như hạt na, mãng cầu, chanh, cam quít, hạt đậu, bưởi, và trái cây quả nhỏ cũng có khả năng gây nguy hiểm. Các loại trái cây cả quả như sơ ri, nho, chôm chôm, nhãn và vải nên được lột vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ cho trẻ dưới 3 tuổi và có thể lớn hơn; đến khi trẻ có thể nhai được thức ăn một cách an toàn và hoàn toàn.

Thức ăn dai, dính

Gồm trái cây sấy khô, da trái cây, bánh qui mềm, xúc xích, thịt bò, bánh bột lọc, kẹo dẻo, kẹo cao su, thạch trái cây, sương sa hạt lựu, hạt trân châu... nằm trong danh sách “thực phẩm dính”. Lưu ý, do có độ bám dính cao, trẻ lại không thể nhai nhỏ, nên phải ngậm lâu và nuốt nguyên miếng. Những món này là món ăn yêu thích cho trẻ, đặc biệt vào dịp lễ, tết. Nguy hiểm khi ăn nuốt toàn bộ, có thể làm bít tắc hoàn toàn đường thở của trẻ.

Hầu hết trẻ em thích nghịch phá lúc ăn, do vậy những loại thực phẩm này thậm chí có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu trẻ không ngồi yên.

Thức ăn cháo đặc, bột, sữa

Khi bắt đầu cho trẻ ăn sữa công thức, bột cháo đặc, để dễ dàng, người chăm sóc hay dùng bình sữa và khoét một lỗ trên núm vú bình sữa để giúp bột, cháo dễ lọt qua. Tình huống tăng lượng thức ăn vào dạ dày trẻ này có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ do nuốt không kịp, nuốt lúc ngủ hoặc vừa khóc la vừa ăn. Do vậy nên chuẩn bị thức ăn cháo, bột, sữa trong chén bát hoặc hộp đựng và cho trẻ ăn bằng thìa muỗng để tránh khả năng bị hít sặc.

Thức ăn cứng, khó nhai, có góc cạnh nhọn dễ bám chắc

Đứng thứ hai là dị vật nguồn gốc động vật có góc cạnh sắc nhọn dễ bám chặt vào đường thở khi hóc sặc như xương cá, mang cá, vỏ tôm, vỏ cua, xương gà, chim, lươn, ếch..., chiếm tỉ lệ 39% dị vật đường thở ở trẻ. Những thực phẩm cứng, khó nhai và có thể nuốt được toàn bộ, chẳng hạn như bắp rang bơ và kẹo cứng cũng nên tránh cho trẻ ngậm ăn cho đến khi bé có thể nhai hoàn toàn. Trẻ nhỏ vẫn đang học cách ăn. Đến 18 tháng, trẻ mới có răng hàm để giúp nhai và nghiền thức ăn, nhưng trẻ chưa nhai thanh thạo cho đến khi 4 tuổi. Ngay cả khi trẻ ngậm một miếng thức ăn quá lớn, vẫn không thể tự nhả ra hay loại bỏ ra ngoài.

Đồng xu, viên bi, đá nhỏ

Dị vật là kim loại hay nhựa, cao su gồm có đồng xu, viên bi, đá nhỏ, hoặc kẹp tóc, đuôi bút bi, kẹp giấy, kim băng..., chiếm tỉ lệ 14% các trường hợp. Nuốt đồng xu là một mối nguy hiểm đã biết, đặc biệt là ở trẻ nhũ nhi. Cha mẹ và người chăm sóc được nhắc nhở không bao giờ cho trẻ cầm chơi đồng xu, do có thể dễ dàng vào miệng trẻ nhỏ. Khi nói đến các vật thể như viên bi hoặc viên đá nhỏ, việc giám sát thận trọng là điều rất quan trọng. Cha mẹ của những em bé có anh chị em lớn hơn nên đặc biệt lưu ý về đồ chơi và trò chơi có những đồ vật này; để chúng xa tầm tay trẻ, xa sàn nhà.

Pin nhỏ

Pin có nguy cơ gây nghẹt thở, đặc biệt là loại pin nút áo được tìm thấy trong nhiều loại thiết bị gia dụng nhỏ như một số điều khiển từ xa của tivi, thậm chí trong một số đồ chơi trẻ em. Pin nút áo gây nghẹt thở ngay, hoặc nếu nằm ở trên đường thở có thể gây tổn thương mô nghiêm trọng và gây ra hậu quả chết người chỉ trong vòng vài giờ. Theo một báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hơn 40.000 trẻ em dưới 13 tuổi (72% là từ 4 tuổi trở xuống) đã đến phòng cấp cứu vì chấn thương liên quan đến pin từ năm 1997 đến năm 2010; 14 trẻ trong số đó đã chết. Hiệp Hội Nhi khoa Mỹ (AAP) cảnh báo số lượng trẻ em bị thương nặng hoặc tử vong do pin đã tăng gấp 4 lần từ năm 2001-2005 đến 2006-2010. Ngay cả những cục pin “đã hết hạn sử dụng” và bị loại bỏ, cũng có thể tạo ra đủ dòng điện để gây phỏng nghiêm trọng và tổn thương các cơ quan của trẻ. Phụ huynh nên cất giữ tất cả các loại pin rời cho vào hộp và để trong ngăn kéo có khóa hoặc trên kệ, xa tầm với của trẻ. Cũng theo khuyến cáo của AAP, cha mẹ và người chăm sóc nên dán chặt các ngăn chứa pin của mặt hàng điện tử. Đồng thời loại bỏ pin đã sử dụng một cách an toàn.

Đồ chơi nhỏ

Không có gì ngạc nhiên khi đồ chơi nhỏ là mối nguy hiểm lớn gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ. Ngay cả những đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nhất định, cũng có thể gây nguy cơ nghẹt thở. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần hết sức cảnh giác khi chọn đồ chơi cho trẻ nhỏ. Hãy chọn đồ chơi đúng với lứa tuổi, đảm bảo kích thước lớn, phù hợp và an toàn.

Đồ chơi thủ công

Mặc dù điều quan trọng là phải giới thiệu vật dụng nghệ thuật và thủ công cho trẻ khi còn nhỏ, nhưng cha mẹ nên giữ trẻ tránh xa các hạt cườm nhiều màu, nút áo và các vật nhỏ trang trí khác mà trẻ có thể hít sặc phải trong một phần nghìn giây. Luôn chọn bút chì màu, bút dạ quang, màu tô, đất sét màu không độc hại, có khả năng kiểm tra được mùi vị.

Bóng bay, mảnh nilon bao ống hút

Bóng bay bằng cao su dễ dàng vỡ bung ra khi trẻ chơi bóng, thổi bóng, ngậm bóng và vô tình nuốt phải các mảnh bóng vỡ này. Ngậm cắn vỏ nhựa bao ống hút của hộp sữa để uống sữa cũng dễ làm trẻ hít phải mảnh nhựa. Mảnh vỡ của bóng bay hoặc mảnh nhựa có thể dễ dàng mắc vào bít kín khí quản và làm tắc nghẽn hoàn toàn đường thở của trẻ.

Dị vật đáng sợ

Mọi vật trong tầm nhìn, tầm với. Đó là điều không thể tránh khỏi ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Trẻ có thể cho vào miệng cả con côn trùng, ve chó, con đỉa, viên thuốc... Đó là cách trẻ khám phá thế giới xung quanh. Mặc dù không có cách nào để ngăn chặn việc trẻ cho vào miệng ngậm, nhưng việc thường xuyên vệ sinh sạch sàn nhà, để các vật nhỏ và nguy cơ xa tầm tay trẻ là điều cần thiết.

BS.CKII NGUYỄN THỊ KIM THOA

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan
CẨM NANG 10 CÂU HỎI ĐÁP ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VIRUS CORONA MỚI (2019-nCoV)

Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona như thế nào ? Quý phụ huynh hãy tham khảo ngay 10 hỏi đáp về các biện pháp phòng chống và áp dụng để cùng bảo vệ bản thân và gia đình nhé.


BỘ Y TẾ và WHO KHUYẾN CÁO: Bảo vệ bản thân, phòng bệnh Viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona nCoV 2019

HÃY LUÔN GIỮ SỨC KHỎE CỦA BẠN KHI ĐI LẠI, DU LỊCH!!!

6 điều cần nhớ để phòng tránh dịch bệnh do virut CORONA mới  

 


Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm khi trẻ sốt, ho, khó thở ở trường học

Để công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học, đồng thời hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học.

Những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho, khó thở tại trường học


LỢI VÀ HẠI CỦA VIỆC CHO TRẺ XEM TI VI

Các phụ huynh ngày nay rất sợ cho trẻ xem tivi. Nhiều người cắt cáp, đặt mật khẩu, thậm chí là... cầm theo điều khiển để trẻ ở nhà không thể tự mở xem.


MÙA LẠNH, LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM CHO TRẺ EM ?

Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virus cúm phát triển và gây bệnh “cúm mùa” cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ...


ĐỪNG QUÊN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 đang quay trở lại với chúng ta, hãy cùng nhau chung tay phòng chống dịch nhé các con!


PHÒNG CHỐNG CÁC DỊCH BỆNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Những bệnh trẻ thường gặp trong mùa hè, các mẹ cần chú ý nhé!


HỖ TRỢ TRẺ CHẬM NÓI- 7 GHI NHỚ DÀNH CHO BỐ MẸ

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều này khiến cho các bậc cha mẹ có rất nhiều lo lắng. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình.

Ngoài việc thăm khám và thực hiện chỉ định của bác sĩ, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Dưới đây là 7 ghi nhớ dành cho cha mẹ có con bị chậm nói


THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI

1. Bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?

Đối với hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19, hầu hết là bị nhẹ, có thể phải nghỉ học vài hôm để điều trị và thường ít khi dẫn tới biến chứng. Ở một số trẻ, triệu chứng COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Hiện tại, biến thể Omicron dường như gây ra triệu chứng khá nhẹ, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu các biến thể mới xuất hiện trong tương lai, cũng chưa thể biết các triệu chứng sẽ như thế nào.